GIÁ TRỊ RỪNG NGẬP MẶN BẾN TRE MANG LẠI

 

Bến tre có diện tích rừng ngập mặn là 3.900 ha, trong đó rừng ngập mặn tự nhiên 1.000 ha, rừng trồng 2.900 ha gồm các loại cây chủ yếu như đước, chà là, bần, mắm, phi lao… được phân bố ở 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Tuy diện tích không nhiều nhưng rừng ngập mặn Bến Tre lại có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đai rừng ngập mặn của tỉnh đã phát huy hiệu quả chức năng phòng chống sạt lở đất, cố định đất ở các bãi bồi, góp phần đẩy nhanh tốc độ bồi tụ, mở rộng đất sản xuất, đặc biệt là bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và bền vững ở khu vực vùng ven biển của tỉnh.

 

Nằm hiền hòa ven bờ sông Ba Lai, sân chim Vàm Hồ- một vùng đất ngập mặn được hình thành từ lâu đời, với nhiều loại cây hoang dã của rừng ngập mặn Bến Tre . Đây là là sân chim duy nhất tại tỉnh Bến Tre và cũng là sân chim gần TPHCM nhất. Theo thống kê, có tới 234 loài thực vật sinh trưởng ở rừng ngập mặn Vàm Hồ. Ở tầng cao có dừa nước, chà là, đước, mắm, ….tầng thấp thì có cây ô rô, cóc kèn, lau sậy… tất cả tạo nên một thảm thực vật là nơi lý tưởng cho cò, vạc về đây trú ngụ, làm tổ và sinh sản.  Từ năm 1986, đàn chim từ Cù lao đất, xã An Hiệp, huyện Ba Tri di cư về đây tạo nên một hệ sinh thái rừng ngập mặn Vàm Hồ đa dạng và phong phú đến tận bây giờ. Cái tên gọi Sân chim Vàm Hồ từ đó mà nên.

 

Image may contain: tree, plant, sky, outdoor, nature and water

 

Bạn có biết, ở rừng ngập mặn Vàm Hồ, mỗi sự sống đều mang một vẻ đẹp đơn sơ, bình dị. Không ồn ào, không khoa trương, bao năm nay, vẫn một màu xanh biếc…Theo ghi nhận của các nhà chuyên môn, đàn chim nơi đây từng có 123 loài như các loài cò, vạc, cồng cộc, diệc xám, quắm trắng, le le… cùng nhiều loại thú hoang như trăn, rắn, sóc, chồn, dơi, kỳ đà… Vào khoảng tháng Tư, chim ở các nơi bắt đầu tụ tập về đây sinh sản, có thể nhìn rõ trên các ngọn đước nặng trĩu những tổ chim, qua đến tháng Tám chúng lại thiên di đi nơi khác.
Vào mùa mưa , hàng ngày cứ tầm 4, 5 giờ chiều, nhìn về hướng tây, từ phía chân trời xa xa, những chấm nhỏ li ti di động ngày càng rõ dần, giây lát sau là đàn cò trắng đang vỗ cánh bay qua sông Ba Lai, lượn lờ dưới ánh hoàng hôn rồi nhẹ nhàng đáp lên thảm rừng chà là xanh tận chân trời.

 

Theo thời gian, thiên nhiên Vàm Hồ có nhiều biến đổi nhưng đàn chim vẫn gắn bó với vùng đất nghĩa tình này. Năm 2000, cống đập Ba Lai được xây dựng và đưa vào sử dụng, Vàm Hồ trở thành vùng đất được ngọt hóa, khu rừng ngập mặn của Bến Tre năm nào không mất đi mà hệ sinh thái ngày càng thêm đa dạng. Tiếp đến, bão Durian đi qua vào năm 2006, rừng Vàm Hồ dang tay bảo vệ đất sản xuất cho người nông dân mà trở nên xơ xác, tưởng chừng chim sẽ không về nữa vì không còn nơi làm tổ sinh sản. Thế nhưng, mẹ thiên nhiên Vàm Hồ một lần nữa vẫn không nỡ bỏ rơi những đứa con của mình. Rừng cây vẫn đâm chồi, thay lá, để rồi khi mùa xuân về, hoa rừng lại đung đưa trong gió.

 

Image may contain: tree, plant, sky, outdoor, nature and water

 

Thế đấy mẹ thiên nhiên Vàm Hồ vẫn luôn hiền hòa và dịu dàng như thế. Năm qua đi, tháng qua đi nhưng Người vẫn dang tay bảo vệ cho quê hương Vàm Hồ một cuộc sống yên bình. Rừng ngập mặn Vàm Hồ, Bến Tre cùng với sông Ba Lai đã gắn bó với người dân nơi đâyCuộc sống miền quê cứ thế mà lặng lẽ trôi đi. Bạn mình ơi, ngoài kia, cuộc sống xô bồ quá. Lắm khi mệt mỏi, về Vàm Hồ  nhé, thăm rừng ngập mặn Bến Tre cùng lắng nghe từng hơi thở của rừng, từng nhịp đập của chim muông. Hít thở thật nhiều…vì chẳng nơi nào trong lành ấm áp bằng nơi đây!

Lăn chuột để khám phá

thêm các tin tức thú vị khác

TIN TỨC LIÊN QUAN

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng hóa học và nghệ thuật có thể kết hợp thành một trải nghiệm thú vị chưa? Tại khu du lịch...
Nông Trại Hải Vân là điểm đến lý tưởng cho các tour học sinh kết hợp giáo dục và trải nghiệm thực tế với thiên nhiên....
1
Bạn cần hỗ trợ?
ĐẶT TOUR